Vải kaki là gì? Đặc trưng và ưu nhược điểm của vải kaki
Vải kaki là gì? Đặc trưng và ưu nhược điểm của vải kaki
Vải kaki đang là chất liệu làm mưa làm gió, nhất là trong lĩnh vực thời trang. Chúng ta có thể thấy rất nhiều món đồ quần áo được làm từ vải kaki nhưng đa số vẫn còn chưa biết vải kaki là gì? Tại sao chất liệu này lại được ưa chuộng trong ngành may mặc đến vậy? Liệu đây có phải là chất liệu mà nên ưu tiên lựa chọn khi mua sắm không? Cùng YODY khám phá nhé!
1. Vải kaki là gì?
Vải kaki ở thị trường nước ngoài được gọi là vải khaki, nhưng ở Việt Nam thì cái tên kaki lại được sử dụng phổ biến hơn, nhìn chung thì cả 2 đều cùng là một chất liệu. Chất liệu kaki cũng giống như quần jean, được làm từ sợi cotton, có thể là 100% cotton hoặc cotton pha trộn với các chất liệu khác để tăng thêm độ bền bỉ và thoải mái cho người dùng. Vải kaki được ưa chuộng một phần cũng nhờ độ bền cao, kiểu dáng giữ form, độ co giãn ổn, khó bị nhăn.
Vải kaki có bề mặt khá thô, dày và cứng cáp, đảm bảo giữ form dáng rất tốt. Mặc dù có bề mặt và cứng cáp nhưng chất vải kaki vẫn cho người mặc cảm giác thoải mái và thông thoáng đủ tốt. Vải kaki đã có từ lâu và cho tới hiện tại chất vải này đã được cải tiến nhiều và có thể kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau để cải thiện nhu cầu cho người dùng.
Khái niệm về vải kaki
Vải kaki trên thị trường phổ biến nhất hiện nay đó là 95/5 với 95% là chất liệu cotton và 5% là spandex để giúp tạo độ co giãn cho người sử dụng. Ngoài ra còn có kaki 65/35 là 65% polyester và 35% cotton, việc kết hợp với sợi nhân tạo sẽ giúp sản phẩm làm từ vải kaki có trọng lượng nhẹ hơn và bền hơn. Về độ bền của sợi cotton thì vải kaki có độ bền không thua kém gì so với quần jean, là chiếc quần cũng được dệt từ sợi cotton.
Chất vải kaki có nhiều màu khác nhau tùy vào các sản phẩm thời trang nhưng phổ biến nhất là có kiểu màu kaki nâu, kaki xám. kaki nguyên bản.
2. Sự ra đời của vải kaki
Chất liệu kaki lần đầu ra mắt vào giữa thế kỷ 19 ở Ấn Độ. Người đầu tiên đem vải kaki đến với lĩnh vực thời trang là ông H.B.Lummsden. Ở thời điểm đó, phần lớn những người lính Anh Quốc thường diện những bộ đồ len dày dặn. Ông Lummsden nhận thấy, với chất vải này thì sẽ không thích hợp với thời tiết nóng bức ở Ấn Độ. Chính vì thế, ông đã tạo ra một loại vải mang tên Kaki rồi áp dụng nó lên quân phục đầu tiên của mình. Việc này tạo cảm giác dễ chịu, mát mẻ cho người lính khi làm nhiệm vụ.
Nhờ sáng kiện tuyệt vời này, không chỉ lính Anh Quốc mà các quân đội ở những quốc gia khác trên thế giới cũng bắt đầu sản xuất quân phục bằng vải kaki.
Chất liệu kaki được ứng dụng rất nhiều trong thời trang
Hơn nữa, đến đầu thập niên 40, vải kaki bắt đầu du nhập vào Mỹ và trở nên khá phổ biến. Cả quân lính lẫn người dân đều ứng dụng loại vải này để may trang phục hàng ngày.
Đến đầu thế kỷ 21, vải kaki ngày càng trở nên cải tiến hơn với nhiều kiểu thiết kế, màu sắc. Giờ đây, vải kaki sở hữu rất nhiều loại khác nhau như vải kaki Hàn Quốc, vải kaki Nhật, vải kaki nhung,..
Xem ngay: Áo khoác nữ kaki dáng ngắn nữ YODY
3. Ưu và nhược điểm của vải kaki
Cũng giống như bao loại vải khác, chất liệu kaki cũng có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Cùng YODY tìm hiểu nhé!
3.1 Ưu điểm
- Vải kaki có đặc điểm nổi trội nhất đó là độ bền chắc, không bị xù lông hay co rút sau các lần giặt. Về cơ bản thì quần kaki có độ bền ngang ngửa nếu so với quần jean vì cùng một chất liệu chủ chốt là sợi cotton, chỉ có khác cách dệt. Chính vì vậy mà khả năng tôn dáng, giữ form, chống nhăn của các sản phẩm thời trang làm từ vải kaki cũng được kéo theo.
- Vải kaki được làm từ sợi cotton nên về cơ bản đây là một chất vải rất thân thiện với môi trường. Chỉ trừ khi chất vải kaki được pha trộn với sợi polyester nhưng độ bền sẽ tăng đáng kể.
- Không chỉ bền về chất vải mà màu sắc của vải kaki cũng rất bền, một mẫu quần kaki sẽ mặc được rất lâu cho đến khi có dấu hiệu bị phai màu. Đó là vì chất vải kaki dễ nhuộm màu hơn so với một số chất liệu khác.
- Được làm từ sợi cotton nên độ thoáng mát, thấm hút mồ hôi cũng rất tốt. Ngay cả mùa hè khi sử dụng các sản phẩm làm từ kaki cũng không làm bạn bị khó chịu và quá nóng bức.
Vải kaki có khả năng giữ form cực tốt
3.2 Nhược điểm
- Mặc dù mang lại cho người dùng độ bền cực cao nhưng điểm yếu rõ rệt của vải kaki đó là độ dày và độ cứng. Một số người yêu thích sự thoải mái, mềm mượt và nhẹ nhàng nhất có thể thì chất liệu kaki hoàn toàn không phù hợp.
- Những sản phẩm làm từ kaki 100% cotton thì sẽ không có độ co giãn, là một điểm yếu đánh vào sự thoải mái di chuyển của người. Một số mẫu quần kaki 100% cotton không được ưa chuộng lắm vì làm cho người mặc khó chịu.
- Như đã nói, kaki mang đặc điểm là cứng cáp nên hiển nhiên việc giặt giũ cũng sẽ khó khăn hơn. Trường hợp bạn hay giặt tay hơn thì giặt các sản phẩm làm từ kaki sẽ mất thêm nhiều công sức.
- Bị hạn chế về mẫu mã và kiểu dáng là điều dễ thấy ở các sản phẩm làm từ kaki. Cho đến hiện tại các sản phẩm quần, áo kaki đều có kiểu dáng khá basic, không có nhiều mẫu phá cách như các chất liệu nỉ hay denim.
- Khi bị nhăn do nếp gấp, cất lâu ngày không sử dụng thì sẽ rất khó để trôi. Vì vậy khi sở hữu các món đồ kaki thì bạn phải có sẵn máy ủi và ủi thường xuyên.
Yếu điểm của chất liệu kaki
4. Các loại vải kaki phổ biến nhất
4.1 Vải kaki cotton
Vải kaki cotton là loại vải được làm từ 100% cotton cao cấp. Đây là chất liệu chỉ chứa sợ bông tự nhiên. Vải vô cùng thoáng mát, thấm hút tốt, phù hợp để mặc cả mùa hè lẫn mùa đông. Tuy nhiên, so với các loại vải như lụa, linen, poly,..thì kaki lại dày và cứng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, nó thường được ưu tiên để sản xuất đồng phục học sinh, đồng phục công nhân,... Lưu ý là vải kaki 100% cotton sẽ không có độ co giãn nên hãy cân nhắc khi sử dụng vào sản phẩm thời trang.
Kaki cotton thoáng mát, thấm hút tốt
4.2 Kaki polyester
Kaki polyester là chất liệu có nguồn gốc từ sợi bông tổng hợp. Bởi vải kaki polyester sử dụng thành phần chính là Ethylene. Cho nên nó có khả năng thấm hút cực thấp, có thể chống nhiệt và không bị biến dạng sau khi giặt.
Kaki polyester giữ form lâu
4.3 Vải kaki lụa
Cũng giống như kaki cotton, kaki lụa rát mềm và mát. Hơn nữa, chất liệu này còn giữ được nhiều điểm mạnh của vải kaki gốc: độ bền cao, không loang màu. Vải kaki lụa thường xuyên được dùng để sản xuất những bộ suit lịch lãm, đầm cho nữ và áo sơ mi nam.
Chất liệu kaki được sử dụng nhiều để tạo nên những bộ suit thanh lịch
4.4 Vải kaki mềm
Vải kaki mềm là chất liệu được kết hợp với sợi spandex để tăng độ co giãn, tạo trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho người dùng. Loại vải này chủ yếu được ứng dụng để sản xuất váy, suit, đầm body và quần âu cho phái nữ.
Thông tin hữu ích về chất liệu kaki
4.5 Vải kaki thô
Kaki thô hay còn gọi là kaki không thun là chất liệu ít khăn, dày, cứng và có khả năng co giãn thấp. Nhờ vào những đặc điểm này mà vải kaki thô được sử dụng nhiều khi may quần âu cho phái mạnh. Những chiếc quần âu được làm từ vải kaki thô thường có form dáng đứng, tạo vẻ tinh tế, thanh lịch cho người mặc.
Vải kaki có sở hữu rất nhiều điểm mạnh
4.6 Vải kaki dù
Vải kaki dù là sự pha trộn giữa các sợi nhân tạo, polyester và cotton cao cấp. Vải sở hữu rất nhiều điểm mạnh như thông thoáng, mềm mịn và có đặc tính chống nước tốt.
Vải kaki dù chống nước cực tốt
5. Cách bảo quản chất liệu Kaki
-
Ưu tiên giặt vải kaki bằng tay để đỡ bị xù, xoăn lông.
-
Trước khi giặt, mọi người cần lộn mặt trong của trang phục ra ngoài. Điều này sẽ hạn chế việc bị xù lông và loang màu.
-
Tránh sử dụng những loại nước, bột giặt có tính tẩy mạnh.
-
Nên phơi ở những khu vực râm, thoáng mát, ít bụi.
-
Khi cất nên là sơ qua rồi mới gấp gọn trong tủ quần áo.
Vải kaki
6. Ứng dụng của vải kaki vào đời sống
Với ưu điểm là phần mẫu mã vô cùng đa dạng về độ dày, co giãn nên rất phù hợp với nhiều dạng quần áo khác nhau nên chúng được ứng dụng rộng rãi trong các loại quần áo thường ngày, ba lô, trang phục công sở, quần áo bảo hộ lao động. Những sản phẩm được sản xuất từ chất vải kaki sẽ không giới hạn về độ tuổi, giới tính nên đối tượng khách hàng sẽ cực kỳ đa dạng và phong phú.
7. Cách vệ sinh vải kaki
Của bền tại người nên để sản phẩm làm từ vải kaki được bền theo thời gian nhất thì bạn đọc nên làm theo hướng dẫn bảo quản và vệ sinh vải kaki ngay dưới đây:
- Trước khi giặt nên lộn trái để đảm bảo được chất lượng vải và tránh giặt với các chất liệu khác.
- Không giặt bằng máy để tránh tốc độ quay sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu của vải.
- Sử dụng chất tẩy rửa trung tính có độ pH thấp, ít bọt, kiềm thấp để không gây loang lổ.
- Chọn nơi khô thoáng, mát mẻ để phơi khô. Không phơi dưới ánh nắng gay gắt sẽ gây bạc màu.
- Dùng giấy lụa và khăn bông để bọc sạch sản phẩm, tránh để bụi bẩn vi sinh có hại trên bể mặt vải.
- Cất vải kaki nơi thoáng mát, khô ráo.
- Không để các vật nặng lên vải, để tránh gây biến đổi hình dáng.
- Sử dụng tủ kính nhôm để tránh tình trạng mối mọt ảnh hưởng đến chất liệu vải.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về vải kaki mà LANOS đã tổng hợp được. Mong rằng với phần nội dung này, các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về chất liệu kaki. Ngoài ra, nếu các bạn đang muốn tìm cho mình những bộ đồ kaki siêu đẹp thì ghé thăm LANOS.VN ngay nhé!